Nền tảng quản trị doanh nghiệp liệu có thể thay thế được các cấp quản lý?
Hiện nay, các nền tảng quản trị đã và đang phát triển vượt bậc dựa trên sự bùng nổ của thời đại công nghệ. Một nền tảng quản trị có thể làm được khá nhiều công việc và giúp ích cho doanh nghiệp. Tuy thế, câu hỏi được đặt ra là với sự đa năng của mình, liệu một nền tảng doanh nghiệp có thể thực sự thay thế hoàn toàn các cấp quản lý, các công việc được đảm nhận bởi con người. Hãy cùng làm rõ vấn đề trong bài viết này nhé.
Quản lý là gì?
Trước khi bàn sâu hơn về vấn đề nói ở trên, cùng làm rõ một chút về khái niệm và những thứ xoay quanh quản lý:
Khái niệm về quản lý
Quản lý là quá trình tập trung nguồn lực và hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân để đạt được các mục tiêu cụ thể bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động. Quản lý không chỉ đơn thuần là việc điều khiển mọi thứ, mà còn bao hàm việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công. Nền tảng quản trị có thể có gần hết những thứ một cấp quản lý đang làm nhưng hoàn toàn không thể tự lập kế hoạch hay chủ động kiểm soát mọi thứ.
Phân cấp các quản lý
Phân cấp quản lý là quá trình chia tổ chức thành các cấp quản lý khác nhau, từ cấp cao nhất đến cấp thấp hơn. Cấp quản lý cao cần có cái nhìn chiến lược hơn, trong khi cấp thấp hơn thường thực hiện và thực thi các nhiệm vụ cụ thể. Sự phân cấp này giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả và linh hoạt hơn. Các tầng phân cấp của quản lý bao gồm:
- Quản lý cấp cao: thường là giữ những chức vị cao như Giám đốc hay thành viên của Hội Đồng Quản Trị…Quản lý cấp cao được xem như kim chỉ nam, đưa ra các định hướng, chiến lược có tầm quan trọng cho toàn thể tổ chức, doanh nghiệp.
- Quản lý cấp trung: là những người quản lý bộ phận, chi nhánh…thường làm cầu nối giữa các quản lý cấp cao và quản lý cấp cơ sở, cũng là cấp quản lý hiến kế cho quản lý cấp cao.
- Quản lý cấp cơ sở: là những người quản lý phòng, ban như trưởng phòng hoặc giám sát…những người này sẽ nhận lệnh từ cấp quản lý trên và phân bổ tiến hành chỉ thị cho từng nhân viên
Chức năng và vai trò của nhà quản lý so với nền tảng quản trị
Chúng ta đã có rất nhiều bài viết nói về nền tảng quản trị doanh nghiệp và phân tích cả một nền tảng quản trị toàn diện là gì. Hôm nay, cùng so sánh những chức năng của những nền tảng này với nhà quản lý.
Chức năng
Nếu một nền tảng quản trị có thể quản trị nhân sự, công việc, khách hàng… thì một nhà quản lý có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Họ cần đảm bảo rằng mọi người và tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đúng cách để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, chức năng của nhà quản lý còn có thể điểm quan như:
- Tổ chức: là công việc khó khăn đòi hỏi quản lý phải biết điều chỉnh, phân bổ và cơ cấu công việc, nhiệm vụ cho từng bộ phận, phòng ban, cá nhân hợp lý.
- Bố trí nhân lực: công việc này cần khả năng nhìn xa trông rộng của nhà quản lý để có thể giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng cá nhân vừa phải, hiệu quả, tránh gây áp lực cho nhân sự.
- Kiểm soát: nói dễ hiểu, kiểm soát như theo dõi, đo lương mức độ hiệu quả, năng suất của một bộ phận hay nhân sự cụ thể nào đó để biết được tầng suất làm việc cũng như kết quả mà họ mang lại,
- …
Vai trò
Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và tạo động lực cho đội ngũ. Họ phải thúc đẩy sự hợp tác, truyền đạt chiến lược và tạo môi trường làm việc tích cực. Nhà quản lý cũng phải là người trung gian giữa cấp lãnh đạo cao hơn và cấp nhân viên thấp hơn. Vai trò của một nhà quản lý được xem như yếu tố cốt lõi mà nền tảng quản trị doanh nghiệp không thể thay thế. Một nền tảng quản trị không thể động viên hay vực dậy tinh thần cho từng cá nhân trong tổ chức hoặc tự động tạo ra một chiến lược cụ thể, dắt dắt doanh nghiệp vận hành. Có thể xem nền tảng quản trị doanh nghiệp như trợ thủ đắc lực để hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp hơn là thay thế hoàn toàn một nhà quản lý.
Nếu bạn thấy cần một trợ thủ giúp đỡ tận lực, hãy đăng ký nền tảng quản trị Gemsocial để được giúp đỡ ngay hôm nay!
Nền tảng quản trị không thể thay thế các cấp quản lý
Như đã đề cập ở trên, nền tảng quản trị dường như không thể thế chỗ cho các cấp quản lý bởi những yếu tố vốn luôn cố định và chỉ có cấp quản lý mới có thể thực thi, triển khai. Sau đây là những yếu tố củng cố cho luận điểm trên:
Quyết định chiến lược
Có rất nhiều chiến lược mà các cấp quản lý phải quyết định trong suốt thời gian làm việc của mình. Có những quyết định ngắn hạn, có những quyết định định hình cả một tương lai, định hướng của tổ chức. Những quyết định này cần sự hiểu biết về thị trường, môi trường kinh doanh và các yếu tố khác mà chỉ cấp quản lý có thể cung cấp. Nền tảng quản trị không thể thay thế sự thông thái và chiến lược của nhà quản lý.
Lãnh đạo và hướng dẫn
Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là việc chỉ đạo công việc. Nhà quản lý cần có khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy sự đổi mới, định hướng đúng đắn và cả một tầm nhìn xa trông rộng. Những điều này được đúc kết, rèn giũa bởi bao năm làm việc ở thương trường, kinh nghiệm tích góp từ quá khứ tôi luyện. Một nền tảng quản trị không thể có tầm nhìn xa cũng như kinh nghiệm. Vì thế đây là yếu tố mà nền tảng quản trị doanh nghiệp không thể thay thế nhà quản lý.
Xây dựng mối quan hệ
Quản lý hiệu quả đòi hỏi khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và nhân viên. Thông thường, các nhà quản lý sẽ như cầu nối để gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp. Chiến lược có tốt tới đâu nhưng nếu không có ai để thực thi sẽ không đem về kết quả. Vì thế nhà quản lý luôn biết cách thúc đẩy nhân viên phát triển, đoàn kết và hỗ trợ nhau liên tục trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Nền tảng quản trị có thể cung cấp các công cụ để gắn kết nội bộ nhưng không thể chủ động để giúp mọi người gần gũi nhau.
Nền tảng quản trị doanh nghiệp Gemsocial có một hệ thống giao tiếp thân thiện, phong cách mạng xã hội có thể tạo ra môi trường làm việc thoải mái làm tiền đề cho các nhà quản lý gắn kết nhân viên. Đăng ký Gemsocial ngay hôm nay để Gemsocial hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ cho nhân sự.
Giải quyết vấn đề phức tạp
Trong quá trình quản lý sẽ phát sinh nhiều tình huống phức tạp cần sự đánh giá, phân tích và giải quyết. Nền tảng quản trị có thể giải quyết một vài vấn đề với kết quả tương đối chứ vẫn không thể triệt để đối với các rắc rối phức tạp. Các nhà quản lý với nhân tố con người có khả năng đối mặt với những thách thức này và tìm ra các giải pháp thích hợp hơn là một nền tảng quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà quản lý có thể sử dụng nền tảng quản trị để giúp mình giải quyết các vấn đề gặp phải trong doanh nghiệp.
Với tính năng Gem Workplace của nền tảng quản trị Gemsocial, người quản lý giờ đây sẽ được hỗ trợ để giải quyết những vấn đề phức tạp nhờ vào hệ thống theo dõi và quản lý công việc sát sao, giúp cấp quản lý so sánh, đo lường và đánh giá chi tiết quy trình vận hành của một nhiệm vụ nào đó. Từ đây, các quyết định sẽ trở nên sáng suốt, minh bạch và chính xác hơn! Hãy sử dụng nền tảng quản trị Gemsocial ngay bây giờ để được sự hỗ trợ sớm nhất!
Kết luận
Mặc dù nền tảng quản trị doanh nghiệp rất mạnh mẽ, đa năng và có khả năng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn vai trò của các cấp quản lý, những người có vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp. Quản lý hiệu quả yêu cầu sự kết hợp giữa sự thông thái con người và hỗ trợ từ nền tảng quản trị!
Nếu cảm thấy bạn đã cần sự hỗ trợ từ một trợ thủ đắc lực, hãy sử dụng Gemsocial từ bây giờ để cùng nhau quản lý hiệu quả.
Bài viết liên quan
Đăng ký để trải nghiệm miễn phí!
Đăng ký
Tham gia cộng đồng hỗ trợ Gemsocial
tại đây nhé!
Tham gia ngay
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ & TRUYỀN THÔNG ERA
M.S.D.N: 0317299389
Trụ sở chính: 109 Đường số 5, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện pháp luật: Lê Văn
Bản quyền © 2020 - 2023 Gemsocial. Tất cả các quyền được bảo lưu.
Gemsocial là một sản phẩm thành viên thuộc hệ sinh thái của ERA GROUP
Trang web được xây dựng với Eraweb.